Những đô thị ven sông có cảnh quan tươi mát, trong lành tốt cho sức khỏe, đây là điều được nhiều người mua quan tâm giữa không gian sống hiện đại như ngày nay. Vì thế, khi những dự án BĐS ven sông ra mắt luôn thu hút sự quan tâm và đầu tư của khách hàng.
BĐS Ven Sông Có Sức Hút Mạnh
Không chỉ ở Việt Nam, tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, những đô thị ven sông thường gắn với sự phát triển phồn thịnh bậc nhất. Chính vì thế, để nâng tầm cảnh quan đô thị và giá trị BĐS, các đề án quy hoạch luôn hướng đến việc xây dựng những khu đô thị, dân cư phồn vinh ở ven sông.
BĐS ven sông đồng thời cũng là lựa chọn ưa thích của giới thượng lưu vì thỏa mãn cùng lúc nhiều mục đích: Để ở, nghỉ dưỡng, đầu tư. Điểm cộng lớn nhất đối với BĐS ven sông là cảnh quan thiên nhiên và không khí trong lành, mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe của gia chủ một cách tự nhiên và lâu bền.
TS Trần Nguyễn Minh Hải – Chuyên gia địa ốc Đại học Ngân Hàng TPHCM đánh giá, bên cạnh việc sở hữu không gian thoáng mát, trong lành, nhà ở ven sông còn nhận được nhiều quan tâm do nguồn cung hạn chế. Những sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu ở thực vừa khan hiếm luôn nằm ngoài biến động của thị trường và luôn tăng trưởng. Điều này thể hiện qua việc thị trường sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn 10-35% cho BĐS cận thủy so với giá của BĐS cùng phân khúc nhưng xa mặt nước.
Anh Phan Phú Bình – nhà đầu tư BĐS ven sông giàu kinh nghiệm tại khu Nam Sài Gòn cho hay, BĐS ven sông vẫn luôn có vị thế khó thay thế trong lòng người Á Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng nhờ sở hữu lợi thế về phong thủy, mang tài lộc, thịnh vượng, giúp gia chủ thuận đường phát triển sự nghiệp, mang tới cuộc sống an lành, hạnh phúc. Đây là lý do nhiều người lựa chọn và sẵn sàng chi nhiều tiền để sở hữu nhà ở gần sông.
Nhà Bè – Tiềm Năng Phát Triển BĐS Ven Sông
Nhà Bè là địa phương duy nhất còn giữ nguyên nét đẹp thiên nhiên nguyên sơ với rừng dừa nước và hệ thống sông rạch trù phú, được định hướng phát triển thành thủ phủ du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng của Nam Sài Gòn, và trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM năm 2025. Nhà Bè có tới 5 nhánh sông đi qua: Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu và Soài Rạp, kết nối đi các vùng Đông Nam Bộ. UBND TPHCM ban hành kế hoạch đến năm 2025, sản phẩm du lịch đường thủy được khai thác trên tất cả các tuyến sông Sài Gòn (Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu), liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh nội đô với ít nhất là 10 chương trình du lịch đường thủy.